12 đường kinh & 2 mạch
Chu kỳ 12 kinh khí

Cơ thể có 12 tạng phủ, khí của chúng liên lạc ra bên ngoài bằng 12 kinh. Mỗi kinh có giờ chủ đạo riêng. Đến giờ chủ nào, kinh khí đó vượng nhất.

Thông qua hiện tượng này, người xưa dùng nó để tả hay bổ cho chúng.

Đôi khi bệnh chỉ do kinh khí gây ra, có khi bệnh do cả tạng và kinh khí. Do đó, hiệu quả điều trị cho ta biết bệnh thuộc khía cạnh nào.

Trên nguyên tắc, khi kinh khí có bệnh thì cứ đến giờ chủ đạo của nó thì triệu chứng bệnh tăng lên.

Có hai trường hợp thực và hư. Thực là kinh khí đó quá mạnh. Hư là kinh khí đó suy yếu.

Thực thì làm giảm khí lực của nó. Hư thì tăng khí lực nó lên, nếu không hiệu quả thì ta giảm khí lực của kinh khí đối lập của nó, được tính theo giờ đối lập.

Chu kỳ lục Khí

Trong cơ thể có 6 khí (chia ra 12 kinh khí) tương ứng với 6 khí trong thiên nhiên:

Thái dương, Thiếu dương, Dương minh, Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm.

Trong một ngày 24 giờ, 6 khí luân chuyển theo từng 4 tiếng đồng hồ nối tiếp nhau.

Trong giờ của khí nào, khí đó vượng nhất. Khí đó suy nhất khi thuộc giờ đối của nó (TD: 9g đối với 21g) Áp dụng trong chẩn đoán ta có bệnh tăng hay giảm vào giờ thiên khí vượng hay suy. Suy ra:

Nếu giờ thiên khí vượng mà bệnh tăng là kinh khí hay tạng phủ tương ứng bị thực. Hoặc kinh khí tạng phủ đối xứng của nó bị suy.

Thí dụ: bệnh tăng từ 9 giờ đến 13 giờ, sau đó giảm nhẹ là giờ thuộc thiên khí Thái dương. Suy ra kinh khí Thái dương thực hay kinh khí Thái âm suy. Việc còn lại là tìm xem Thủ hay Túc kinh bị bệnh mà xử lý thích hợp.

Nếu giờ thiên khí vượng mà bệnh giảm thì kinh khí hay tạng phủ tương ứng của nó bị suy. Ta chỉ bổ chính nó.

(01g - 05g) => Quyết âm

(13g - 17g) => Dương minh

(05g - 09g) => Thiếu dương

(17g - 21g) => Thiếu âm

(09g - 13g) => Thái dương

(21g - 01g) => Thái âm

Sáu khí ở cơ thể được phân bố cho 12 kinh chạy trong người. Mười hai kinh lại chia làm 2 phần tay (Thủ) và chân (Túc). Như vậy một khí chia làm 2, một theo tay một theo chân giúp các kinh vận hành. Ta có:

  1. Túc Quyết Âm Can đồng khí với Thủ Quyết Âm Tâm Bào.

  2. Túc Thiếu Dương Đởm đồng khí với Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu.

  3. Túc Thái Dương Bàng Quang đồng khí với Thủ Thái Dương Tiểu trường.

  4. Túc Dương Minh Vị đồng khí với Thủ Dương Minh Đại tràng.

  5. Túc Thiếu Âm Thận đồng khí với Thủ Thiếu Âm Tâm.

  6. Túc Thái Âm Tỳ đồng khí với Thủ Thái Âm Phế.

Tuy đồng khí nhưng giờ chủ đạo của mỗi kinh khác nhau, do đó không thể lầm lẫn. Tuy nhiên ta thấy khi một loại khí trong cơ thể có vấn đề ắt có thể gây trở ngại trực tiếp cho 2 kinh hay tạng phủ đồng khí (có tên khí giống nhau) hoặc có khí đối nhau.

Thường thấy, nôm na là khi một cơn gió ập đến (tà khí) thì hoặc đau bụng tiêu chảy, hoặc viêm hô hấp. Vì khí Thái Dương ở kinh Bàng Quang bảo vệ bên ngoài cơ thể, không chống được tà khí thì hoặc truyền qua Thái Dương Tiểu Trường, Thái Âm Tỳ làm đau bụng tiêu chảy hoặc truyền qua Thái Âm Phế làm ho. Hay khi ăn uống thức lạnh khí hàn nhiều, ngoài đau bụng ra ta có thể bị ớn lạnh, ho. Đây là hiện tượng bệnh thường gặp nhất trong cuộc sống.

Có bạn sẽ thắc mắc vậy tại sao có người trúng gió ngã ra rồi…… “đi luôn”, đó là vì bản thể người này vốn đã có bệnh về tim mạch. Cơn gió vô tội, nó không cố ý đánh vào Tâm, tội là ở chổ Tâm (hệ tim mạch) đã có bệnh mà không phòng, không chữa!!!

Đông và Tây y gặp nhau ở điểm này.

Copyright 2009 © oso2 All Rights Reserved.